» Dự Án » 5+ Ý Tưởng Tổ Chức Chương Trình Activation Ấn Tượng Nhất

5+ Ý Tưởng Tổ Chức Chương Trình Activation Ấn Tượng Nhất

Để giữ chân và thu hút khách hàng luôn là bài toán nan giải mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Và ý tưởng tổ chức chương trình activation hiệu quả chính là “chiếc đũa thần” giúp bạn khuấy động thị trường, biến tẻ nhạt thành sôi động và bứt phá doanh số một cách ngoạn mục! Hãy cùng Phan Đăng tham khảo những ý tưởng độc đáo và thu hút nhất dưới đây.

Activation là gì?

Brand activiation là gì?

Brand activiation là gì?

Theo CDP.com – Activation là những chiến dịch, sự kiện, trải nghiệm giúp mọi người biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn. Khi thực hiện hiệu quả, hoạt động này sẽ tạo được tiếng vang với khách hàng mục tiêu. Mục đích chính là giúp khách hàng dễ dàng mua sản phẩm hơn, thường thông qua các hoạt động tương tác.

Kích hoạt (activation) hay kích hoạt thương hiệu (brand activation) giống như phần hành động của kế hoạch marketing tổng thể. Nó diễn ra sau giai đoạn lên kế hoạch, nơi các nhà quản lý vạch ra chiến lược marketing, và trước giai đoạn đánh giá, nơi họ xem xét kết quả thông qua các công cụ phân tích. Nói cách khác, kích hoạt thương hiệu là biến kế hoạch thành hiện thực thông qua các chiến dịch, sự kiện, trải nghiệm cụ thể – Theo Wikipedia.org

Dựa vào 2 định nghĩa trên, Phan Đăng rút ra một định nghĩa chung nhất về activation như sau: 

Activation là hoạt động kích hoạt thương hiệu, nhằm tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, thử nghiệm sản phẩm, tham gia trò chơi,…Activation giúp khách hàng có cái nhìn trực quan và cảm nhận thực tế về sản phẩm, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng và tăng độ gắn kết với thương hiệu.

Những thời điểm vàng để tổ chức chương trình activation

Trong lĩnh vực marketing đầy sôi động và cạnh tranh, việc nắm bắt thời điểm thích hợp để triển khai chương trình activation marketing là vô cùng quan trọng để vừa đạt hiệu quả cao mà không lãng phí nguồn lực. Dưới đây là một số thời điểm vàng mà bạn nên cân nhắc thực hiện chiến dịch “kích hoạt” thương hiệu:

Ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới

Đây là thời điểm hoàn hảo để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới đến với khách hàng tiềm năng, thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng đáng nhớ ngay từ khoảnh khắc đầu tiên. Hoạt động activation sẽ giúp khách hàng được trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, sờ tận tay sản phẩm, từ đó hiểu rõ tính năng và lợi ích, từ đó thúc đẩy quyết định mua hàng.

Cần tăng cường nhận diện thương hiệu

Nếu thương hiệu của bạn còn mới mẻ hoặc chưa được nhiều người biết đến, event activation chính là “cú hích” hiệu quả để nâng cao nhận diện thương hiệu. Các ý tưởng tổ chức activation sáng tạo và độc đáo sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo dựng hình ảnh thương hiệu ấn tượng và ghi dấu trong tâm trí họ.

Tăng doanh số bán hàng

Kích thích doanh số bán hàng là mục tiêu chung của mọi hoạt động marketing. Activation có thể góp phần thúc đẩy doanh số bằng cách kích thích nhu cầu, thôi thúc hành động:

Tạo hiệu ứng “cháy hàng”: Sử dụng số lượng giới hạn, khuyến mãi “nhanh tay kẻo lỡ” để khơi gợi cảm giác khan hiếm, thôi thúc khách hàng mua ngay lập tức.

Ưu đãi “không thể chối từ”: Kết hợp activation với các chương trình giảm giá, tặng quà, bốc thăm may mắn,… để gia tăng sức hấp dẫn, khiến khách hàng không thể cưỡng lại.

Trải nghiệm sản phẩm thực tế: Cho phép khách hàng trực tiếp dùng thử, cảm nhận sản phẩm, từ đó tạo dựng niềm tin và thúc đẩy quyết định mua hàng.

Tương tác với khách hàng

Hoạt động brand activation của Heineken

Hoạt động brand activation của Heineken

Đã qua rồi cái thời quảng cáo một chiều nhàm chán. Activation bùng nổ mang đến làn gió mới, biến trải nghiệm mua sắm thành hành trình cảm xúc và hiệu quả hơn bao giờ hết. Hãy tưởng tượng, thay vì chỉ lướt qua kệ hàng một cách vô cảm, khách hàng được hòa mình vào thế giới sản phẩm đầy màu sắc, tham gia vào những trò chơi vui nhộn, thử thách thú vị, và thậm chí được chính tay sáng tạo sản phẩm mang dấu ấn cá nhân.

Tăng độ phủ sóng truyền thông

Activation là “chiêu bài” lợi hại giúp thương hiệu của bạn thu hút sự chú ý của giới truyền thông một cách tự nhiên và hiệu quả, thay vì tốn kém chi phí cho ngân sách quảng cáo truyền thống. Với những chiến dịch thành công, doanh nghiệp của bạn còn được “lên sóng” và tiếp cận với lượng lớn khách hàng hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể cân nhắc triển khai event activation vào những dịp đặc biệt như:

  • Lễ Tết, các ngày lễ lớn trong năm
  • Kỷ niệm ngày thành lập công ty
  • Ra mắt chiến dịch marketing mới
  • Mở rộng thị trường mới

Các lưu ý cần nắm khi tổ chức chương trình activation

Xác định mục tiêu rõ ràng

Trước khi bắt đầu lên kế hoạch cho chương trình activation, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn đạt được, bước này cũng chính là đang xác định rõ “chiếc la bàn” dẫn lối cho bạn:

Tăng nhận thức thương hiệu: Doanh nghiệp của bạn muốn giới thiệu thương hiệu mới, ra mắt sản phẩm mới, hay là một dịp để gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng?

Thúc đẩy doanh số bán hàng: Kích thích mua sắm, gia tăng doanh thu, hay đơn giản là “chốt deal”?

Thu thập dữ liệu khách hàng: Hiểu rõ hơn về khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền chặt, hay chỉ thu thập thông tin để tối ưu hóa chiến lược?

Hãy đặt ra mục tiêu SMART (Specific – Cụ thể, Measurable – Đo lường được, Achievable – Có thể đạt được, Relevant – Liên quan, Time-bound – Có thời hạn) để đảm bảo chương trình activation hiệu quả và thành công.

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu

Thành công của chương trình Activation không chỉ phụ thuộc vào chiến lược mà còn nằm ở việc lựa chọn chính xác đối tượng mục tiêu, bạn cần làm rõ 3 yếu tố sau: 

  • Khám phá “chân dung” khách hàng:

Ai là những người bạn muốn tiếp cận? Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, hành vi của họ như thế nào?

Họ đang gặp vấn đề gì? Mong muốn và nhu cầu của họ là gì?

Họ thường xuyên sử dụng kênh truyền thông nào?

  • Lắng nghe tiếng nói thị trường:

Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì trên thị trường? Họ đang nhắm mục tiêu đến ai?

Xu hướng thị trường hiện nay là gì? Nhu cầu và hành vi của khách hàng có thay đổi gì không?

  • Vẽ bản đồ chương trình activation:

Lựa chọn hình thức activation phù hợp nhất: offline, online, hay kết hợp cả hai?

Xây dựng nội dung chương trình hấp dẫn, thu hút đối tượng mục tiêu.

Lựa chọn kênh truyền thông hiệu quả để “tiếp cận” khách hàng tiềm năng.

Lựa chọn hình thức tổ chức sáng tạo

Có rất nhiều hình thức tổ chức chương trình activation khác nhau, từ những sự kiện hoành tráng đến những hoạt động đơn giản trên mạng xã hội. Hãy sáng tạo và lựa chọn hình thức phù hợp với mục tiêu, đối tượng và ngân sách của bạn. Một số hình thức phổ biến bao gồm:

Sự kiện: Hội thảo, triển lãm, lễ ra mắt sản phẩm, …

Hoạt động trên mạng xã hội: Livestream, minigame, giveaway, …

Trải nghiệm độc đáo: Thử sản phẩm miễn phí, trải nghiệm VR/AR, …

Hợp tác với KOLs: Influencer marketing, product placement, …

Hoạt động khác: Marketing trải nghiệm (Experiential marketing), Guerrilla marketing (Marketing du kích),..

Guerrilla marketing (Marketing du kích) của hãng sơn Coop’s Paint 

Guerrilla marketing (Marketing du kích) của hãng sơn Coop’s Paint

Sử dụng đa kênh truyền thông

Để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng nhất, bạn nên sử dụng đa kênh truyền thông để quảng bá cho chương trình activation của mình. Kết hợp các kênh truyền thông truyền thống như báo chí với các kênh truyền thông online như mạng xã hội, website, email marketing,…

Đo lường và đánh giá hiệu quả

Để đảm bảo thành công cho chương trình activation, việc đo lường và đánh giá hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ đó, bạn có thể rút ra những bài học quý giá, tối ưu hóa chiến lược và bứt phá trong những chương trình tiếp theo. Một số chỉ số hiệu quả mà bạn có thể tham khảo bao gồm: số lượng người tham gia, lượng tương tác trên mạng xã hội, doanh số bán hàng,…

Các ý tưởng tổ chức activation độc đáo và ấn tượng

Để thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng, các hoạt động kích hoạt thương hiệu (activation) cần phải chuẩn bị chu đáo và thật sự sáng tạo. Dưới đây là một số ý tưởng bạn có thể tham khảo:

Sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR)

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đang bùng nổ, mở ra vô số tiềm năng cho các hoạt động kích hoạt activation ấn tượng. Ưu điểm vượt trội của VR/AR nằm ở khả năng tạo ra những trải nghiệm chân thực, tương tác và kích thích trí tưởng tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý tối đa của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Các ý tưởng bạn có thể thử như: 

Tạo trò chơi VR/AR: Khách hàng được đắm chìm trong thế giới ảo, tham gia các trò chơi phiêu lưu, giải đố hoặc thử thách liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.

Trải nghiệm sản phẩm ảo: Khách hàng có thể “ướm thử” quần áo, trang sức, nội thất…bằng VR/AR trước khi mua, mang đến trải nghiệm mua sắm độc đáo và tiện lợi.

Tham quan ảo: Dẫn dắt khách hàng tham quan nhà máy sản xuất, showroom, địa điểm du lịch,,…bằng VR/AR, mang đến cái nhìn tổng quan và chân thực nhất.

Livestream VR/AR: Tổ chức các buổi livestream giới thiệu sản phẩm, sự kiện,…bằng VR/AR, tạo sự kết nối tương tác trực tiếp với khách hàng.

Ví dụ: Vào năm 2023, L’Oréal Professionnel đã ra mắt sản phẩm dầu dưỡng tóc Metal Detox rất được yêu thích của mình tại các cửa hàng Sephora thông qua chiến dịch đa kênh bao gồm trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) được cung cấp bởi Bức tường thứ 8 ở trung tâm Quảng trường Thời đại ở Thành phố New York. 

Với điện thoại của mình, những người hâm mộ sắc đẹp sẽ quét mã QR trên bảng quảng cáo kỹ thuật số phía trên cửa hàng Sephora, dầu dưỡng tóc Metal Detox sẽ đổ ra từ quảng cáo và bao trùm quảng trường Thời đại. Ngoài ra, người xem còn được dùng thử miễn phí tại Sephora gần đó, tạo ra kết nối thương hiệu liền mạch và ngay lập tức giữa thế giới kỹ thuật số và thực tế.

Ý tưởng activation ấn tượng của Sephora

Ý tưởng activation ấn tượng của Sephora

Tổ chức các sự kiện pop-up

Sự kiện pop-up là một loại hình sự kiện – event activation được tổ chức tại một địa điểm tạm thời, thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Sự kiện này được sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới hoặc thu hút sự chú ý đến thương hiệu. Các ý tưởng tổ chức pop-up như:

Pop-up theo chủ đề

  • Lựa chọn chủ đề độc đáo, phù hợp với thương hiệu và thu hút đối tượng mục tiêu. Ví dụ: pop-up theo mùa lễ hội, pop-up lấy cảm hứng từ phim ảnh, pop-up với phong cách vintage,…
  • Trang trí không gian pop-up theo chủ đề đã chọn, tạo sự ấn tượng và thu hút khách hàng từ xa. 
  • Cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hoạt động giải trí phù hợp với chủ đề đó.

Pop-up kết hợp trải nghiệm

  • Kết hợp pop-up với các hoạt động trải nghiệm độc đáo, tạo cơ hội cho khách hàng tương tác trực tiếp với sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ: pop-up thử đồ miễn phí, pop-up workshop làm thủ công, pop-up degustation ẩm thực (nếm thử món ăn)…
  • Tổ chức các cuộc thi, minigame thú vị để thu hút khách hàng tham gia và tạo bầu không khí sôi động.
  • Tặng các phần quà hấp dẫn cho người tham gia trải nghiệm và chiến thắng trong các cuộc thi.

Pop-up hợp tác

  • Hợp tác với các thương hiệu khác để tổ chức pop-up chung, mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng và tạo sức hút mới mẻ.
  • Lựa chọn thương hiệu hợp tác có sản phẩm/dịch vụ bổ sung cho nhau, mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng.
  • Tổ chức các hoạt động marketing chung để quảng bá cho pop-up, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng của cả hai thương hiệu.

Pop-up “bắt trend”

  • Nắm bắt các xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội, trong giới trẻ để tổ chức pop-up theo trend, tạo sự “ăn theo” và thu hút sự quan tâm.
  • Sử dụng hashtag, meme, KOL marketing phù hợp để quảng bá cho pop-up.

Pop-up từ thiện

  • Kết hợp pop-up với hoạt động từ thiện, quyên góp một phần doanh thu cho các tổ chức, quỹ hỗ trợ.
  • Khuyến khích khách hàng tham gia ủng hộ bằng cách mua sản phẩm, dịch vụ hoặc tham gia hoạt động từ thiện tại pop-up.
  • Truyền thông về thông điệp từ thiện của pop-up để nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng thiện cảm với khách hàng.

Tận dụng sức mạnh của cộng đồng

Tận dụng sức mạnh của cộng đồng là một ý tưởng tổ chức activation hiệu quả vì nó khai thác sự tham gia và tương tác của người dùng trong một nhóm hoặc một mạng lưới xã hội. Bằng cách tập hợp những người có cùng sở thích hoặc mục tiêu, hình thức chiến dịch này có thể tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa thương hiệu và khách hàng.

Lego cùng chương trình brand activation độc đáo

Lego cùng chương trình brand activation độc đáo

Ví dụ: Lego đã tạo ra nền tảng Lego Ideas, nơi người hâm mộ Lego có thể chia sẻ ý tưởng thiết kế của họ và bình chọn cho những ý tưởng hay nhất. Lego sau đó sẽ sản xuất những ý tưởng nhận được nhiều lượt bình chọn nhất.

Trò chơi ứng dụng hóa Gamification 

Gamification đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong marketing những năm gần đây và được áp dụng như một ý tưởng activation hiệu quả. Gamification là việc ứng dụng các yếu tố và nguyên tắc thiết kế trò chơi vào các hoạt động phi trò chơi nhằm mục đích tăng cường sự tham gia, tương tác và động lực cho người dùng. Nói cách khác, nó là việc biến những hoạt động thông thường trở nên thú vị và hấp dẫn hơn bằng cách sử dụng các yếu tố như điểm thưởng, huy hiệu, bảng xếp hạng, thử thách,…

Trong các event activation, nhiều thương hiệu tạo ra trò chơi vòng quay may mắn với các giải thưởng hấp dẫn dành cho khách hàng. “Mã giảm giá” giúp thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn, trong khi “Chúc bạn may mắn lần sau” khuyến khích khách hàng tiếp tục tham gia vòng quay của thương hiệu để có cơ hội giành giải thưởng tốt hơn.

Ví dụ: Ứng dụng Nike Run Club được tạo ra với mục tiêu thúc đẩy sự tương tác, giữ chân người dùng đồng thời khiến việc tập luyện trở nên thú vị. Ứng dụng liên tục khuyến khích người dùng ghi lại các phiên chạy của họ và tham gia vào các thử thách với những người bạn đang chạy khác do ứng dụng tổ chức.  Nhiều thử thách xuất hiện nhằm trao giải thưởng cho người tham gia. Mỗi thử thách chỉ có thể truy cập được trong một khoảng thời gian giới hạn – điều này này mang lại cho những người dùng có thêm động lực để thực hiện.

5. Sampling sản phẩm cho event activation 

Phát mẫu dùng thử, hay còn gọi là sampling sản phẩm, là hoạt động marketing phổ biến trong đó doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mẫu miễn phí cho khách hàng trải nghiệm. Đây là chương trình activation vừa đơn giản vừa hiệu quả rất được giới marketing tin dùng. 

Sản phẩm Kitkat trong event activation của mình

https://www.promomarketing.info/wp-content/uploads/2019/01/kitkat.jpg

Ví dụ: Tháng 02/2020, Nestlé đã sử dụng chiến dịch sampling để giới thiệu sản phẩm KitKat mới của họ đến với khách hàng tiềm năng tại các trung tâm thương mại trong chiến dịch ‘Make a Break For It’. Khách hàng được cung cấp một thanh KitKat miễn phí để thử và họ còn có cơ hội tham gia cuộc thi để giành giải thưởng với các phần quà hấp dẫn như: 1 trong 10 phiếu mua hàng Virgin Holiday trị giá 8.000 bảng Anh cho các gói kỳ nghỉ tới Barbados, Antigua, Los Angeles, Mexico, Maldives, Cuba, Miami & Hawaii.

Mẫu proposal thực hiện chương trình activation

Dưới đây là proposal mẫu mà công ty Phan Đăng đã lên ý tưởng và thiết kế khung chương trình cho khách hàng. Khách hàng của chúng tôi là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá. Với mong muốn kích hoạt nhãn hàng, giới thiệu sản phẩm, thu thập thông tin và bán hàng trực tiếp đến khách hàng. Truyền thông Phan Đăng đã lên chương trình triển khai các hoạt động activation tại các tuyến đường/công trình có sẵn theo sự khảo sát của nhãn hàng tại Bình Dương và Sóc Trăng.

Chi tiết quý khách hàng vui lòng xem file đính kem dưới đây:

 

Với những thông tin về ý tưởng tổ chức chương trình activation được chia sẻ trong bài viết này, hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn cảm hứng để tổ chức những chương trình activation ấn tượng, thu hút khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. 

TRUYỀN THÔNG PHAN ĐĂNG

Địa chỉ:
– Văn phòng: 572 Lê Quang Định, Phường 1, Q. Gò Vấp, TP.HCM
– Chi nhánh 1: 96 Khánh An, Phường Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
– Chi nhánh 2: Số 3, Liền Kề 27, P. Trịnh Văn Bô, KĐT Mới Cân Khanh, Hoài Đức, TP. Hà Nội

Điện thoại:  0703 49 5678

Email: truyenthongphandang@gmail.com

Website: www.phandang.com

Fanpage: https://www.facebook.com/truyenthongphandang/

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Truyền Thông Phan Đăng

Hotline

0703.495.678

Địa chỉ

572 Lê Quang Định, P.1, Q.Gò Vấp, Tp.HCM

0703.495.678